Wednesday, August 13, 2008

Chuyen Tau dau tien o Viet Nam “SAI GON - MY THO"”

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
“SÀI GÒN - MỸ THO”

Ngay những năm đầu đặt chân vào Việt Nam, người Pháp đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau.
Năm 1880, người Pháp đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Tuyến đường này nằm trong chương trình xây dựng tuyến Sài Gòn - Vĩnh Long, kéo dài đén Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc và Phnom-pênh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hàng hải chỉ duyệt thi công đoạn Sài Gòn Mỹ Tho.[1]
Theo Sắc lệnh ngày 24-8-1881 của Tổng thống Pháp, Thống đốc Nam Kỳ Lemyre de Viliers đã ký hợp đồng nhượng quyền xây dựng và khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho cho kỹ sư xây dựng Joret. Hợp đồng chuyển nhượng năm 1881 này có thời hạn 99 năm.
Chuyến tàu đầu tiên rời Sài gòn đến phà Bến Lức vào ngày 20-7-1885, đánh đấu sự ra đời của ngành đường sắt ở Việt Nam. Chi phí xây dựng tuyến đường là 11,6 triệu francs với tổng chiều dài là 70 km. Đến 1886, sau khi xây dựng xong cầu trên tuyến, tàu đã chạy thẳng từ Sài Gòn đến tận Mỹ Tho. Kết quả khai thác thời kỳ đầu không đáng kể. Do đó hợp đồng năm 1881 bị huỷ bỏ do nhiều khó khăn về tài chính và khai thác.
Theo Nghị định ngày 30-9-1888, việc khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho do Nhà nước quản lý. Tuy nhiên vì việc khai thác găp nhiều khó khăn. Đã có hai cuộc đấu thầu khai thác tuyến đường này. Lần đấu thầu thứ nhất không có kết quả. Ngày 15-7-1889, kết quả đấu thầu lần hai là Tổng công ty xe điện hơi nước Nam Kỳ trúng thầu với thời hạn 10 năm (đến 1899). Năm 1893, một khế ước bổ xung được ký kết, theo đó, thời gian khai thác được kéo dài đến 31-12-1911
[2].
Toàn bộ tuyến đường sắt này đã bị phá bỏ, hầu như không còn dấu tích. Đây thực sự là một tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh kế cho một vùng rộng lớn. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đáp ứng được nhu cầu đi lai cũng như vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm trong lịch sử. Hiện nay, Cục đường sắt Việt Nam đang tiến hành xây dựng lại tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của nhân dân.

Đỗ Hoàng Anh
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

[1] Les travaux publics de l’Indochine, 1926.
[2] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hs 4895, Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (GGI).

Wednesday, August 6, 2008

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
“SÀI GÒN - MỸ THO”

Ngay những năm đầu đặt chân vào Việt Nam, người Pháp đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau.
Năm 1880, người Pháp đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Tuyến đường này nằm trong chương trình xây dựng tuyến Sài Gòn - Vĩnh Long, kéo dài đén Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc và Phnom-pênh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hàng hải chỉ duyệt thi công đoạn Sài Gòn Mỹ Tho.[1]
Theo Sắc lệnh ngày 24-8-1881 của Tổng thống Pháp, Thống đốc Nam Kỳ Lemyre de Viliers đã ký hợp đồng nhượng quyền xây dựng và khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho cho kỹ sư xây dựng Joret. Hợp đồng chuyển nhượng năm 1881 này có thời hạn 99 năm.
Chuyến tàu đầu tiên rời Sài gòn đến phà Bến Lức vào ngày 20-7-1885, đánh đấu sự ra đời của ngành đường sắt ở Việt Nam. Chi phí xây dựng tuyến đường là 11,6 triệu francs với tổng chiều dài là 70 km. Đến 1886, sau khi xây dựng xong cầu trên tuyến, tàu đã chạy thẳng từ Sài Gòn đến tận Mỹ Tho. Kết quả khai thác thời kỳ đầu không đáng kể. Do đó hợp đồng năm 1881 bị huỷ bỏ do nhiều khó khăn về tài chính và khai thác.
Theo Nghị định ngày 30-9-1888, việc khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho do Nhà nước quản lý. Tuy nhiên vì việc khai thác găp nhiều khó khăn. Đã có hai cuộc đấu thầu khai thác tuyến đường này. Lần đấu thầu thứ nhất không có kết quả. Ngày 15-7-1889, kết quả đấu thầu lần hai là Tổng công ty xe điện hơi nước Nam Kỳ trúng thầu với thời hạn 10 năm (đến 1899). Năm 1893, một khế ước bổ xung được ký kết, theo đó, thời gian khai thác được kéo dài đến 31-12-1911
[2].
Toàn bộ tuyến đường sắt này đã bị phá bỏ, hầu như không còn dấu tích. Đây thực sự là một tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh kế cho một vùng rộng lớn. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đáp ứng được nhu cầu đi lai cũng như vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm trong lịch sử. Hiện nay, Cục đường sắt Việt Nam đang tiến hành xây dựng lại tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của nhân dân.
[1] Les travaux publics de l’Indochine, 1926.
[2] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hs 4895, Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (GGI).

First railway in Vietnam

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
“SÀI GÒN - MỸ THO”

Ngay những năm đầu đặt chân vào Việt Nam, người Pháp đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau.
Năm 1880, người Pháp đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Tuyến đường này nằm trong chương trình xây dựng tuyến Sài Gòn - Vĩnh Long, kéo dài đén Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc và Phnom-pênh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hàng hải chỉ duyệt thi công đoạn Sài Gòn Mỹ Tho.[1]
Theo Sắc lệnh ngày 24-8-1881 của Tổng thống Pháp, Thống đốc Nam Kỳ Lemyre de Viliers đã ký hợp đồng nhượng quyền xây dựng và khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho cho kỹ sư xây dựng Joret. Hợp đồng chuyển nhượng năm 1881 này có thời hạn 99 năm.
Chuyến tàu đầu tiên rời Sài gòn đến phà Bến Lức vào ngày 20-7-1885, đánh đấu sự ra đời của ngành đường sắt ở Việt Nam. Chi phí xây dựng tuyến đường là 11,6 triệu francs với tổng chiều dài là 70 km. Đến 1886, sau khi xây dựng xong cầu trên tuyến, tàu đã chạy thẳng từ Sài Gòn đến tận Mỹ Tho. Kết quả khai thác thời kỳ đầu không đáng kể. Do đó hợp đồng năm 1881 bị huỷ bỏ do nhiều khó khăn về tài chính và khai thác.
Theo Nghị định ngày 30-9-1888, việc khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho do Nhà nước quản lý. Tuy nhiên vì việc khai thác găp nhiều khó khăn. Đã có hai cuộc đấu thầu khai thác tuyến đường này. Lần đấu thầu thứ nhất không có kết quả. Ngày 15-7-1889, kết quả đấu thầu lần hai là Tổng công ty xe điện hơi nước Nam Kỳ trúng thầu với thời hạn 10 năm (đến 1899). Năm 1893, một khế ước bổ xung được ký kết, theo đó, thời gian khai thác được kéo dài đến 31-12-1911[2].
Toàn bộ tuyến đường sắt này đã bị phá bỏ, hầu như không còn dấu tích. Đây thực sự là một tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh kế cho một vùng rộng lớn. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đáp ứng được nhu cầu đi lai cũng như vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm trong lịch sử. Hiện nay, Cục đường sắt Việt Nam đang tiến hành xây dựng lại tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của nhân dân.
[1] Les travaux publics de l’Indochine, 1926.
[2] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hs 4895, Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (GGI).