Wednesday, August 13, 2008

Chuyen Tau dau tien o Viet Nam “SAI GON - MY THO"”

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
“SÀI GÒN - MỸ THO”

Ngay những năm đầu đặt chân vào Việt Nam, người Pháp đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau.
Năm 1880, người Pháp đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Tuyến đường này nằm trong chương trình xây dựng tuyến Sài Gòn - Vĩnh Long, kéo dài đén Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc và Phnom-pênh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hàng hải chỉ duyệt thi công đoạn Sài Gòn Mỹ Tho.[1]
Theo Sắc lệnh ngày 24-8-1881 của Tổng thống Pháp, Thống đốc Nam Kỳ Lemyre de Viliers đã ký hợp đồng nhượng quyền xây dựng và khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho cho kỹ sư xây dựng Joret. Hợp đồng chuyển nhượng năm 1881 này có thời hạn 99 năm.
Chuyến tàu đầu tiên rời Sài gòn đến phà Bến Lức vào ngày 20-7-1885, đánh đấu sự ra đời của ngành đường sắt ở Việt Nam. Chi phí xây dựng tuyến đường là 11,6 triệu francs với tổng chiều dài là 70 km. Đến 1886, sau khi xây dựng xong cầu trên tuyến, tàu đã chạy thẳng từ Sài Gòn đến tận Mỹ Tho. Kết quả khai thác thời kỳ đầu không đáng kể. Do đó hợp đồng năm 1881 bị huỷ bỏ do nhiều khó khăn về tài chính và khai thác.
Theo Nghị định ngày 30-9-1888, việc khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho do Nhà nước quản lý. Tuy nhiên vì việc khai thác găp nhiều khó khăn. Đã có hai cuộc đấu thầu khai thác tuyến đường này. Lần đấu thầu thứ nhất không có kết quả. Ngày 15-7-1889, kết quả đấu thầu lần hai là Tổng công ty xe điện hơi nước Nam Kỳ trúng thầu với thời hạn 10 năm (đến 1899). Năm 1893, một khế ước bổ xung được ký kết, theo đó, thời gian khai thác được kéo dài đến 31-12-1911
[2].
Toàn bộ tuyến đường sắt này đã bị phá bỏ, hầu như không còn dấu tích. Đây thực sự là một tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh kế cho một vùng rộng lớn. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đáp ứng được nhu cầu đi lai cũng như vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm trong lịch sử. Hiện nay, Cục đường sắt Việt Nam đang tiến hành xây dựng lại tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của nhân dân.

Đỗ Hoàng Anh
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

[1] Les travaux publics de l’Indochine, 1926.
[2] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hs 4895, Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (GGI).

Wednesday, August 6, 2008

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
“SÀI GÒN - MỸ THO”

Ngay những năm đầu đặt chân vào Việt Nam, người Pháp đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau.
Năm 1880, người Pháp đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Tuyến đường này nằm trong chương trình xây dựng tuyến Sài Gòn - Vĩnh Long, kéo dài đén Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc và Phnom-pênh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hàng hải chỉ duyệt thi công đoạn Sài Gòn Mỹ Tho.[1]
Theo Sắc lệnh ngày 24-8-1881 của Tổng thống Pháp, Thống đốc Nam Kỳ Lemyre de Viliers đã ký hợp đồng nhượng quyền xây dựng và khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho cho kỹ sư xây dựng Joret. Hợp đồng chuyển nhượng năm 1881 này có thời hạn 99 năm.
Chuyến tàu đầu tiên rời Sài gòn đến phà Bến Lức vào ngày 20-7-1885, đánh đấu sự ra đời của ngành đường sắt ở Việt Nam. Chi phí xây dựng tuyến đường là 11,6 triệu francs với tổng chiều dài là 70 km. Đến 1886, sau khi xây dựng xong cầu trên tuyến, tàu đã chạy thẳng từ Sài Gòn đến tận Mỹ Tho. Kết quả khai thác thời kỳ đầu không đáng kể. Do đó hợp đồng năm 1881 bị huỷ bỏ do nhiều khó khăn về tài chính và khai thác.
Theo Nghị định ngày 30-9-1888, việc khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho do Nhà nước quản lý. Tuy nhiên vì việc khai thác găp nhiều khó khăn. Đã có hai cuộc đấu thầu khai thác tuyến đường này. Lần đấu thầu thứ nhất không có kết quả. Ngày 15-7-1889, kết quả đấu thầu lần hai là Tổng công ty xe điện hơi nước Nam Kỳ trúng thầu với thời hạn 10 năm (đến 1899). Năm 1893, một khế ước bổ xung được ký kết, theo đó, thời gian khai thác được kéo dài đến 31-12-1911
[2].
Toàn bộ tuyến đường sắt này đã bị phá bỏ, hầu như không còn dấu tích. Đây thực sự là một tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh kế cho một vùng rộng lớn. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đáp ứng được nhu cầu đi lai cũng như vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm trong lịch sử. Hiện nay, Cục đường sắt Việt Nam đang tiến hành xây dựng lại tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của nhân dân.
[1] Les travaux publics de l’Indochine, 1926.
[2] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hs 4895, Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (GGI).

First railway in Vietnam

TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐẦU TIÊN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
“SÀI GÒN - MỸ THO”

Ngay những năm đầu đặt chân vào Việt Nam, người Pháp đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau.
Năm 1880, người Pháp đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Tuyến đường này nằm trong chương trình xây dựng tuyến Sài Gòn - Vĩnh Long, kéo dài đén Sóc Trăng, Long Xuyên, Châu Đốc và Phnom-pênh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hàng hải chỉ duyệt thi công đoạn Sài Gòn Mỹ Tho.[1]
Theo Sắc lệnh ngày 24-8-1881 của Tổng thống Pháp, Thống đốc Nam Kỳ Lemyre de Viliers đã ký hợp đồng nhượng quyền xây dựng và khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho cho kỹ sư xây dựng Joret. Hợp đồng chuyển nhượng năm 1881 này có thời hạn 99 năm.
Chuyến tàu đầu tiên rời Sài gòn đến phà Bến Lức vào ngày 20-7-1885, đánh đấu sự ra đời của ngành đường sắt ở Việt Nam. Chi phí xây dựng tuyến đường là 11,6 triệu francs với tổng chiều dài là 70 km. Đến 1886, sau khi xây dựng xong cầu trên tuyến, tàu đã chạy thẳng từ Sài Gòn đến tận Mỹ Tho. Kết quả khai thác thời kỳ đầu không đáng kể. Do đó hợp đồng năm 1881 bị huỷ bỏ do nhiều khó khăn về tài chính và khai thác.
Theo Nghị định ngày 30-9-1888, việc khai thác tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho do Nhà nước quản lý. Tuy nhiên vì việc khai thác găp nhiều khó khăn. Đã có hai cuộc đấu thầu khai thác tuyến đường này. Lần đấu thầu thứ nhất không có kết quả. Ngày 15-7-1889, kết quả đấu thầu lần hai là Tổng công ty xe điện hơi nước Nam Kỳ trúng thầu với thời hạn 10 năm (đến 1899). Năm 1893, một khế ước bổ xung được ký kết, theo đó, thời gian khai thác được kéo dài đến 31-12-1911[2].
Toàn bộ tuyến đường sắt này đã bị phá bỏ, hầu như không còn dấu tích. Đây thực sự là một tuyến giao thông quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh kế cho một vùng rộng lớn. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đáp ứng được nhu cầu đi lai cũng như vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm trong lịch sử. Hiện nay, Cục đường sắt Việt Nam đang tiến hành xây dựng lại tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của nhân dân.
[1] Les travaux publics de l’Indochine, 1926.
[2] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hs 4895, Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (GGI).

Thursday, July 24, 2008

Nha tho Thien chua dau tien

Các nhà khảo cổ Jordanie vừa khai quật được một di chỉ nằm dưới nhà thờ Saint Georguous ở Rihab, cách thủ đô Amman của Jordanie 65 km. Họ cho rằng đây có thể là nhà thờ Thiên chúa đầu tiên. Đó là một hang động nơi 70 tôn đồ của Chúa Giê su đã cầu nguyện vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nhà thờ này năm ngay phía dưới nhà thờ Saint Georguous được xây dựng vào năm 230 sau Công nguyên.
(dailymail)

railway in Vietnam in colonial period - chemins de fer dans la periode coloniale

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU VỀ
HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM THỜI KỲ THUỘC ĐỊA
Đường sắt Việt Nam - một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất của Việt Nam - mở ra trang đầu tiên từ năm 1881 với việc khởi công xây dựng tuyến Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Sau 4 năm, chuyến tàu đầu tiên rời Sài Gòn vào ngày 20-7-1885. Sau một năm, tuyến đường này mới thông tuyến hoàn toàn.
Đến năm 1897, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho mới chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của một số địa phương vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Vấn đề xây dựng đường sắt trên toàn Đông Dương đã được đặt ra để nghiên cứu thực hiện. Đó cũng là mục tiêu lớn của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Theo biên bản phiên họp ngày 6-12-1897 của Hội đồng Tối cao Đông Dương, “Hội đồng đã quyết định thông qua kế hoạch tổng thể về đường sắt Đông Dương gồm:
1. Tuyến đường sắt lớn từ Sài Gòn, chạy suốt Trung Kỳ, qua các tỉnh Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế đến Hà Nội nối tiếp với tuyến đường Hà Nội - Quảng Tây (Trung Quốc).
2. Tuyến Hải Phòng - Hà Nội, chạy qua lưu vực Sông Hồng đến Vân Nam.
3. Tuyến Sa na va khẹt (Lào) đến Quảng Trị.
4. Tuyến Qui Nhơn - Kon Tum.
5. Tuyến Sài Gòn - Phnompênh.
Tổng chiều dài các tuyến khoảng 3200 km.
Phiên họp ngày 14-9-1898, Hội đồng nhất trí ưu tiên xây dựng trước các tuyến đường:
1. Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai
2. Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc)
3. Hà Nội - Nam Định - Vinh
4. Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị
5. Sài Gòn - Khánh Hoà qua cao nguyên Langbian (Đà Lạt)
6. Mỹ Tho - Vĩnh Long - Cần Thơ.
Kế hoạch xây dựng các tuyến đường này đươc Chính phủ Pháp thông qua bằng Luật ngày 25-12-1898. Theo Luật này, Toàn quyền Đông Dương được tạm ứng 200 triệu francs cho chi phí xây dựng. Ngay sau đó, các tuyến đường lần lượt được thi công”
[1].
“- Tuyến Hải Phòng - Hà Nội-Lào Cai: kết thúc và đi vào khai thác năm 1906
Đoạn Hải Phòng-Hà Nội đi vào hoạt động ngày 11-8-1902;
Đoạn Hà Nội-Việt Trì: 15-12-1903,
Đoạn Việt Trì - Yên Bái: 1-5-1904,
Đoạn Yên Bái - Lào Cai: 1-2-1906,
- Tuyến Hà Nội - Vinh đi vào khai thác năm 1905:
Đoạn Hà Nội - Ninh Bình: 9-1-1903,
Đoạn Ninh Bình - Hàm Rồng: 20-12-1904,
Đoạn Hàm Rồng - Vinh:17-3-1905,
- Tuyến Đà Nẵng Huế - Quảng Trị:
Đoạn Đà Nẵng Huế: 15-12-1906,
Đoạn Huế-Quảng Trị: cuối năm 1908”
[2].
Sau đó, các tuyến đường sắt khác (Đà Nẵng - Nha Trang, Sài Gòn - Nha Trang, Hà Nội Vinh…) tiếp tục được xây dựng. Hệ thống đường sắt Bắc - Nam hoàn thành vào tháng 10-1936.
Để bạn đọc có thêm thông tin về lịch sử cũng như các hệ thống đường sắt Việt Nam thời kỳ này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nguồn tài liệu lưu trữ và tư liệu hiện đang bảo quản tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Tài liệu về đường sắt Đông Dương, trong đó có các tuyến đường sắt Việt Nam chủ yếu bằng tiếng Pháp và được lưu trữ ở các phông tài liệu sau:
I. Phông Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương (Inspection Général des Travaux publics de l’Indochine): 420 hồ sơ gồm các tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết kế và thi công các tuyến đường sắt.
Tài liệu chủ yếu liên quan đến:
- Tuyến Đà Nẵng - Nha Trang: gồm 113 hồ sơ. Tài liệu về tuyến đường này là các bản đồ án, bản vẽ thiết từ năm 1922 đến năm 1931.
“Năm 1921, Toàn quyền Đông Dương đưa ra một chương trình mới về xây dựng đường sắt Đông Dương. Quá trình nghiên cứu thiết kế tuyến đường này bắt đầu năm 1923 và kéo dài đến 1928. Đến 1931 tuyến đường này mới chính thức được xây dựng và hoàn thành năm 1936. Chiều dài tuyến đường là 550 km”
[3].
- Tuyến Sài Gòn - Nha Trang - Langbian: gồm 280 hồ sơ về khai thác tuyến đường sắt và xây dựng ga Sài Gòn từ năm 1902đến năm 1930.
“Việc xây dựng được tiến hành năm 1901 bằng đoạn Sài Gòn -TanLinh (Tánh Linh - Bình Thuận), dài 132 km. Tuy nhiên, phải đến 1908, đoạn này mới hoàn thành và bắt đầu đi vào khai thác. Chỉ đến 1913, cả tuyến mới đi vào hoạt động với chi phí xây dựng là 69 triệu francs”
[4].
- Tuyến Hà Nội - Vinh: 7 hồ sơ về quá trình khai thác từ năm 1903 đến 1929.
“Tuyến này dài 326 km chạy qua đồng bằng Sông Hồng gồm các đoạn Hà Nội - Ninh Bình, Ninh Bình - Sông Mã, Sông Mã - Vinh (Bến Thuỷ). Tuyến đường hoàn thành vào ngày 17-3-1905 với chi phí 43 triệu francs”
[5].
- Các tài liệu khác liên quan đến xây dựng và khai thác khoảng 20 hồ sơ.
II. Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (Gouvernement Général de l’Indochine) : gồm 20 hồ sơ là các tài liệu hành chính về việc xây dựng và khai thác tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam Sài Gòn - Mỹ Tho năm 1885 và cả tuyến Bắc Nam.
III. Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (Résidence Supériere du Tonkin): gồm 650 hồ sơ và là phông có số lượng hồ sơ lớn nhất liên quan tới quá trình xây dựng và hoạt động của đường sắt Việt Nam với nội dung chủ yếu là:
- Quy định chung về cảnh sát đường sắt Đông Dương;
- Hiệp ước về đường sắt Hải Phòng, Lào Cai - Vân Nam;
- Thống kê đường sắt Đông Dương;
- Xây dựng các tuyến đường sắt: Yên Bái - Lào Cai
- Ngân sách chi cho ngành đường sắt;
- Đầu thầu, khai thác đường sắt ở Bắc Kỳ;
- Báo cáo thương mại của Công ty Đường sắt Đông Dương Vân Nam và báo cáo của Hội đồng quản trị Công ty Đường sắt Đông Dương - Vân Nam về kết quả khai thác tuyến đường sắt Vân Nam trong từ 1913 đến 1931;
- Các thông tin về vé cước các loại;
- Các loại thuế v.v..
IV. Phông Khu Công chính Bắc Kỳ (Circonscription territoriale des Travaux publics du Tonkin): gồm 70 hồ sơ và một số gói tài liệu chưa chỉnh lý liên quan đến xây dựng và khai thác đường sắt ở Bắc Kỳ với các nội dung chính:
- Tổ chức lại khu Công chính Bắc Kỳ;
- Xây dựng, sửa chữa các tuyến Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Lạng Sơn - Na Chàm, Hà Nội - Việt Trì (Phú Thọ), Hà Nội - Vân Nam;
- Mở rộng ga Lào Cai, Hà Nội;
- Hợp động vận chuyển bằng đường sắt của Công ty đường sắt Vân Nam;
- Xây dựng cầu sắt, cầu cạn của các tuyến đường sắt;
- Tổ chức thi nghề cho các thanh tra đường sắt năm 1941-1942;
- Thiết lập một ngạch nhân viên cao cấp người Đông Dương cho nhân viên đường sắt;
- V..v…
V. Phông Công ty Hoả xa Đông Dương và Vân Nam (Compagnie française des Chemins de fer de l’Indochine et du Yunnam): gồm 84 m giá (khoảng trên 600 gói) tài liệu về hoạt động khai thác tuyến đường sắt Lào Cai - Vân Nam của Công Ty từ 1901 đến 1954. (Tài liệu chưa được chỉnh lý hoàn chỉnh).
Nội dung tài liệu tập trung chủ yếu về các vấn đề:
1. Tổ chức Công ty
- Văn bản thành lập Công ty,
- Điều lệ, vốn, cổ phần và trái phiếu phát hành của Công ty,
- Báo cáo, nghị quyết của các Đại hội cổ đông,
- Lịch sử tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam.
2. Báo cáo và công văn trao đổi
- Báo cáo năm của Công ty 1945-1947
- Tờ trình của Hội đồng quản trị Công ty
- Các công văn, điện và tờ trình về các chuyến kinh lý của nhà cầm quyền Pháp và nhân viên cao cấp của Công ty 1906-1952.
3. Khai thác tuyến
- Thoả ước, tranh chấp và trọng tài liên quan đến khai thác tuyến đường sắt 1903 - 1952.
- Nghiên cứu đánh giá về phương thức khai thác tuyến đường sắt 1918-1942,
- Vận chuyển và vận hành các đoàn tàu: nguyên tắc, quy định và biểu giá vận chuyển hành khách, hàng hoá 1903-1954
4. Tình hình tài chính của Công ty.
- Các khoản vay, thanh toán các trái phiếu,
- Quyết toán về khai thác 1903-1907, 1936-1954,
- Bảng cân đối thu chi trong khai thác 1920 - 1940,
- Tình hình quỹ của Công ty,
- Tình hình ngân sách và dự toán ngân sách của Công ty 1937-1951.
5. Thuế:
- Thuế và các biểu thuế ở Bắc Kỳ,
- Thuế và các biểu thuế ở Vân Nam,
- Buôn lậu muối và thuốc phiện trên các chuyến tàu.
6. Các tài liệu khác về
- Tổ chức y tế ở Bắc Kỳ và Vân Nam,
- Thống kê y tế, sức khoẻ của nhân viên
- Quy chế nhân sự và các quy định về điều kiện lao động của nhân viên đường sắt,
- Sửa chữa, xây dựng nhà ga, kho xưởng của Công ty
- Tham gia khai thác tuyến đường sắt của các Công ty khác…
VI. Khối tư liệu tiếng Pháp:
Khối tư liệu gồm gần 100 đầu sách, báo liên quan đến đường sắt Đông Dương nói chung và đường sắt Việt Nam nói riêng trong thời kỳ thuộc địa.
Khối tư liệu gồm các ấn phẩm về:
1. Các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định) về quản lý và khai thác đường sắt ở Đông Dương.
2. Hợp đồng thi công và khai thác các tuyến đường sắt ở Đông Dương.
3. Thống kê đường sắt Đông Dương từ 1912 đến 1943.
4. Công báo đường sắt không nhượng
[6] Đông Dương 1948-1954.
5. Các bài viết trong tạp chí Đông Dương (Revue indochinoise) về đường sắt Việt Nam.
Tài liệu về xây dựng và khai thác các tuyến đường Việt Nam hiện còn tương đối đầy đủ gồm các bản thiết kế kỹ thuật và thi công cũng như tài liệu về quá trình khai thác các tuyến đường từ năm 1884 đến 1954. Những tài liệu này đem lại cái nhìn tổng thể về việc xây dựng cũng như khai thác đường sắt của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, các tuyến đường này vẫn đang được khai thác, góp phần quan trọng vào công cuộc Đổi Mới của đất nước. Do vậy, khối tài liệu này sẽ rất hữu ích cho việc duy tu, bảo dưỡng các công trình đường sắt cũng như việc nghiên cứu lịch sử ngành đường sắt Việt Nam.
Những tài liệu này thực sự có giá trị. Tuy nhiên chúng vẫn chưa được nghiên cứu, khai thác nhiều vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một phần vì công chúng không được thông tin về nguồn tài liệu này. Do vậy, chúng tôi giới thiệu khối tài liệu này tới bạn đọc nhằm mục đích phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong đời sống.


[1] Paul Doumer, Situation de l’Indochine de 1897 à 1901, Hà Nội 1902, trang 42.
[2] Paul Beau, Situation de l’Indochine de 1902 à 1907, Sài Gòn 1908, trang 38.
[3] Les travaux publics de l’Indochine, 1926, chương 6.
[4] Xem chú thích số 3
[5] Xem chú thích số 3
[6] “Đường sắt không nhượng”: nguyên văn tiếng Pháp là: réseaux non concédés.
Các tuyến đường sắt không nhượng do Chính quyền Pháp trực tiếp xây dựng và tổ chức khai thác. Các tuyến nhượng do các Công ty tư nhân hợp đồng xây dựng và khai thác với Chính quyền.

Tu nhan tai Guyanne - prisonniers de Guyanne

Từ Guyane - Một gia đình ly tán

Trong thế kỷ 19, thực dân Pháp đã đưa rất nhiều tù nhân đến Guyane thuộc Pháp. Những tù nhân đó chủ yếu mang án chung thân khổ sai. Hầu hết trong số họ mãi mãi phải ở Guyane. Rất nhiều người đã lập gia đình rồi sinh con. Tuy nhiên, cũng có một số ít người đã được trở lại quê hương nhưng gia đình bị lý tán.
Tuy họ được phóng thích những vẫn nằm dưới sự theo dõi, giám sát của Mật thám Pháp. Sau đây là thông tin về hai tù nhân được phóng thích.
Theo thông tin của Sở Mật thám Nam Kỳ ngày 23-10-1929 về hai tù nhân được phóng thích từ Guyane về Nam Kỳ năm 1929, hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Danh và bà Nguyễn Thị Thiêm về Việt Nam trên tàu “ Campiègne” đi từ Marseille ngày 18-10-1929 cùng với gia đình. Sau đây là thông tin về gia đình này từ nguồn của Sở Mật thám Nam Kỳ[1].
“Ông Nguyễn Văn Danh sinh năm 1853 tại Bình Xuân - Gò Công, con ông Nguyễn Văn Tới và bà Võ Thị Lưu. Ông Danh bị Toà án nam Chợ Lớn kết án khổ sai chung thân thay cho án tử hình ngày 12-6-1879, sau được giảm án thành 15 năm lao động khổ sai theo Quyết định của Tổng thống ngày 13-2-1904.
Bà Nguyễn Thị Thiêm, vợ ông Danh, sinh năm 1867 tại Đông Phú (Gia Định), bị Toà Đề hình Binh Hoà (Gia Định) kết án 20 năm lao động khổ sai ngày 24-12-1887.
Hai vợ chồng tù nhân này được phóng thích ngày 31-12-1904 căn cứ Sắc lệnh ngày 19-11-1904.
Đến năm 1929, gia đình này trở về Việt Nam, một số thành viên đã ở lại Guyane.
Theo hai vợ chồng ông Danh và bà Thiêm, họ có 6 người con:
Marie Josephine Nguyễn Thị Tiêng: 40 tuổi, chưa có gia đình, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Nguyễn Văn Hội, 35 tuổi, về Nam Kỳ khoảng năm 1927, sống tại Tân An
Jeanne Nguyễn Thị Hội, 32 tuổi, kết hôn với một người đi đày tên là Nguyễn Văn Mêm, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Louise Nguyễn Thị Mạnh, 30 tuổi, goá phụ, chồng là Lê Văn Phu, chết tại Saint Laurent du Maroni ngày 16-6-1929.
Francoise Nguyễn Thị Thiệt, 22 tuổi, chưa kết hôn, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Lucie Nguyễn Thị Thà, 19 tuổi sống tại Saint Laurent du Maroni.
Hai vợ chồng ông Danh và bà Thiêm trở về cùng với con gái Louise Nguyễn Thị Mạnh và đứa cháu con của Nguyễn Thị Mạnh (Marie Thérèse, 11 tuổi rưỡi, Georgette Kouise, 10 tuổi, Alphonse, 8 tuổi, Julie Elène 5 tuổi, Simon Auguste 2 tuổi) và một cháu gái con của Nguyễn Thị Thiệt (không rõ tên bố). Nguyễn Thị Thiệt ở lại Saint Laurent du Maroni.
Trở về Nam Kỳ, gia đình vợ chồng ông Danh và bà Thiêm về ở với Nguyễn Văn Giu, con trước của ông Danh tại phủ Xuân Đông (Gia Định)
Người con gái của họ Nguyễn Thị Mạnh về Vĩnh Long quê chồng.”[2]
Thời gian đã qua đi gần 1 thế kỷ, liệu những người ở lại Guyane và con cháu họ có biết gì về nguồn cội? Đây cũng có thể là nguồn thông tin có thể giúp ích cho gia đình họ.
[1] GG1244 - Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia I.
[2] Lược dịch từ nguyên bản tiếng Pháp.