Từ Guyane - Một gia đình ly tán
Trong thế kỷ 19, thực dân Pháp đã đưa rất nhiều tù nhân đến Guyane thuộc Pháp. Những tù nhân đó chủ yếu mang án chung thân khổ sai. Hầu hết trong số họ mãi mãi phải ở Guyane. Rất nhiều người đã lập gia đình rồi sinh con. Tuy nhiên, cũng có một số ít người đã được trở lại quê hương nhưng gia đình bị lý tán.
Tuy họ được phóng thích những vẫn nằm dưới sự theo dõi, giám sát của Mật thám Pháp. Sau đây là thông tin về hai tù nhân được phóng thích.
Theo thông tin của Sở Mật thám Nam Kỳ ngày 23-10-1929 về hai tù nhân được phóng thích từ Guyane về Nam Kỳ năm 1929, hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Danh và bà Nguyễn Thị Thiêm về Việt Nam trên tàu “ Campiègne” đi từ Marseille ngày 18-10-1929 cùng với gia đình. Sau đây là thông tin về gia đình này từ nguồn của Sở Mật thám Nam Kỳ[1].
“Ông Nguyễn Văn Danh sinh năm 1853 tại Bình Xuân - Gò Công, con ông Nguyễn Văn Tới và bà Võ Thị Lưu. Ông Danh bị Toà án nam Chợ Lớn kết án khổ sai chung thân thay cho án tử hình ngày 12-6-1879, sau được giảm án thành 15 năm lao động khổ sai theo Quyết định của Tổng thống ngày 13-2-1904.
Bà Nguyễn Thị Thiêm, vợ ông Danh, sinh năm 1867 tại Đông Phú (Gia Định), bị Toà Đề hình Binh Hoà (Gia Định) kết án 20 năm lao động khổ sai ngày 24-12-1887.
Hai vợ chồng tù nhân này được phóng thích ngày 31-12-1904 căn cứ Sắc lệnh ngày 19-11-1904.
Đến năm 1929, gia đình này trở về Việt Nam, một số thành viên đã ở lại Guyane.
Theo hai vợ chồng ông Danh và bà Thiêm, họ có 6 người con:
Marie Josephine Nguyễn Thị Tiêng: 40 tuổi, chưa có gia đình, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Nguyễn Văn Hội, 35 tuổi, về Nam Kỳ khoảng năm 1927, sống tại Tân An
Jeanne Nguyễn Thị Hội, 32 tuổi, kết hôn với một người đi đày tên là Nguyễn Văn Mêm, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Louise Nguyễn Thị Mạnh, 30 tuổi, goá phụ, chồng là Lê Văn Phu, chết tại Saint Laurent du Maroni ngày 16-6-1929.
Francoise Nguyễn Thị Thiệt, 22 tuổi, chưa kết hôn, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Lucie Nguyễn Thị Thà, 19 tuổi sống tại Saint Laurent du Maroni.
Hai vợ chồng ông Danh và bà Thiêm trở về cùng với con gái Louise Nguyễn Thị Mạnh và đứa cháu con của Nguyễn Thị Mạnh (Marie Thérèse, 11 tuổi rưỡi, Georgette Kouise, 10 tuổi, Alphonse, 8 tuổi, Julie Elène 5 tuổi, Simon Auguste 2 tuổi) và một cháu gái con của Nguyễn Thị Thiệt (không rõ tên bố). Nguyễn Thị Thiệt ở lại Saint Laurent du Maroni.
Trở về Nam Kỳ, gia đình vợ chồng ông Danh và bà Thiêm về ở với Nguyễn Văn Giu, con trước của ông Danh tại phủ Xuân Đông (Gia Định)
Người con gái của họ Nguyễn Thị Mạnh về Vĩnh Long quê chồng.”[2]
Thời gian đã qua đi gần 1 thế kỷ, liệu những người ở lại Guyane và con cháu họ có biết gì về nguồn cội? Đây cũng có thể là nguồn thông tin có thể giúp ích cho gia đình họ.
[1] GG1244 - Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia I.
[2] Lược dịch từ nguyên bản tiếng Pháp.
Trong thế kỷ 19, thực dân Pháp đã đưa rất nhiều tù nhân đến Guyane thuộc Pháp. Những tù nhân đó chủ yếu mang án chung thân khổ sai. Hầu hết trong số họ mãi mãi phải ở Guyane. Rất nhiều người đã lập gia đình rồi sinh con. Tuy nhiên, cũng có một số ít người đã được trở lại quê hương nhưng gia đình bị lý tán.
Tuy họ được phóng thích những vẫn nằm dưới sự theo dõi, giám sát của Mật thám Pháp. Sau đây là thông tin về hai tù nhân được phóng thích.
Theo thông tin của Sở Mật thám Nam Kỳ ngày 23-10-1929 về hai tù nhân được phóng thích từ Guyane về Nam Kỳ năm 1929, hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Danh và bà Nguyễn Thị Thiêm về Việt Nam trên tàu “ Campiègne” đi từ Marseille ngày 18-10-1929 cùng với gia đình. Sau đây là thông tin về gia đình này từ nguồn của Sở Mật thám Nam Kỳ[1].
“Ông Nguyễn Văn Danh sinh năm 1853 tại Bình Xuân - Gò Công, con ông Nguyễn Văn Tới và bà Võ Thị Lưu. Ông Danh bị Toà án nam Chợ Lớn kết án khổ sai chung thân thay cho án tử hình ngày 12-6-1879, sau được giảm án thành 15 năm lao động khổ sai theo Quyết định của Tổng thống ngày 13-2-1904.
Bà Nguyễn Thị Thiêm, vợ ông Danh, sinh năm 1867 tại Đông Phú (Gia Định), bị Toà Đề hình Binh Hoà (Gia Định) kết án 20 năm lao động khổ sai ngày 24-12-1887.
Hai vợ chồng tù nhân này được phóng thích ngày 31-12-1904 căn cứ Sắc lệnh ngày 19-11-1904.
Đến năm 1929, gia đình này trở về Việt Nam, một số thành viên đã ở lại Guyane.
Theo hai vợ chồng ông Danh và bà Thiêm, họ có 6 người con:
Marie Josephine Nguyễn Thị Tiêng: 40 tuổi, chưa có gia đình, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Nguyễn Văn Hội, 35 tuổi, về Nam Kỳ khoảng năm 1927, sống tại Tân An
Jeanne Nguyễn Thị Hội, 32 tuổi, kết hôn với một người đi đày tên là Nguyễn Văn Mêm, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Louise Nguyễn Thị Mạnh, 30 tuổi, goá phụ, chồng là Lê Văn Phu, chết tại Saint Laurent du Maroni ngày 16-6-1929.
Francoise Nguyễn Thị Thiệt, 22 tuổi, chưa kết hôn, sống tại Saint Laurent du Maroni.
Lucie Nguyễn Thị Thà, 19 tuổi sống tại Saint Laurent du Maroni.
Hai vợ chồng ông Danh và bà Thiêm trở về cùng với con gái Louise Nguyễn Thị Mạnh và đứa cháu con của Nguyễn Thị Mạnh (Marie Thérèse, 11 tuổi rưỡi, Georgette Kouise, 10 tuổi, Alphonse, 8 tuổi, Julie Elène 5 tuổi, Simon Auguste 2 tuổi) và một cháu gái con của Nguyễn Thị Thiệt (không rõ tên bố). Nguyễn Thị Thiệt ở lại Saint Laurent du Maroni.
Trở về Nam Kỳ, gia đình vợ chồng ông Danh và bà Thiêm về ở với Nguyễn Văn Giu, con trước của ông Danh tại phủ Xuân Đông (Gia Định)
Người con gái của họ Nguyễn Thị Mạnh về Vĩnh Long quê chồng.”[2]
Thời gian đã qua đi gần 1 thế kỷ, liệu những người ở lại Guyane và con cháu họ có biết gì về nguồn cội? Đây cũng có thể là nguồn thông tin có thể giúp ích cho gia đình họ.
[1] GG1244 - Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia I.
[2] Lược dịch từ nguyên bản tiếng Pháp.
No comments:
Post a Comment